Máy khuấy trộn
chất lỏng các loại (sơn, dung môi, hóa chất…) thường sử dụng 2 loại động cơ là động
cơ điện và động cơ khí nén. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đặc tính và ứng dụng
riêng biệt của nó để lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
Động cơ khí nén là loại động cơ chuyển đổi năng lượng khí
nén (do không khí thiên nhiên bị nén ở áp suất cao, tầm 3.000~3.600psi tạo ra) thành cơ năng để quay rotor.
Nguyên lý hoạt động:
Luồng khí nén từ nguồn cấp khí nén, được đẩy vào động
cơ khí nén, tại đây khí nén bị giãn nở sinh năng: Nội năng biến thành cơ năng:
áp suất, nhiệt độ và vận tốc không khí giảm xuống biến thành năng lượng cơ học
dưới dạng moment tạo chuyển động quay cho trục cánh khuấy của động cơ.
Các đặc tính nổi trội của động cơ khí nén:
- Tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào: Bởi đặc
trưng của loại động cơ này là sử dụng khí nén thiên nhiên, nên nguồn nguyên
liệu đầu vào là vô hạn và sẵn có. Bởi vậy, đây là loại động cơ thân thiện với
môi trường và tiết kiệm được nguồn năng lượng khởi động.
- Cho công suất cực mạnh với một khối lượng và
kích thước nhỏ gọn: Chỉ số công suất riêng (HP/kg) của loại động cơ này
lớn gấp hàng chục lần động cơ diesel. Chỉ khoảng 5,5kg cho động
cơ có công suất tầm 8 mã lực (HP) hoặc hơn.
- Do đặc tính động cơ khí nén thường được thiết kế
nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, nên việc vận chuyển và sử dụng là dễ dàng. Bởi vậy,
các loại máy khuấy sơn, máy khuấy hóa chất dạng cầm tay, thương hiệu nổi tiếng
như Shinko, Prona, Super Man, Tonson thường sử dụng loại động cơ này.
- Khí nén thành phần là khí thiên nhiên nên có đặc
tính là khó cháy, nhẹ hơn không khí nên khi thoát ra ngoài sẽ phát tán nhanh vào
môi trường và bay lên cao, vì vậy máy khuấy khi sử dụng động cơ khí nén sẽ
tuyệt đối an toàn với cháy nổ. (Bạn hoàn toàn không phải lo lắng về các biện
pháp phòng chống cháy nổ như khi sử dụng thiết bị khác).
Hầu hết các loại máy khuấy sơn, máy khuấy hóa chất,
máy khuấy trong phòng thí nghiệm sử dụng loại động cơ khuấy là động cơ khí nén
vì tính an toàn với cháy nổ của nó.
- Khả năng điều chỉnh vận tốc quay (hay công suất của
động cơ): Vì tốc độ quay của trục động cơ phụ thuộc vào vận tốc dòng khí nén được
đưa vào động cơ, cho nên động cơ khí nén khác với động cơ điện công suất lớn là
phải cần tới hộp giảm tốc để điều chỉnh (giảm) tốc độ, hoặc biến tần để thay
đổi nhiều mức công suất như mong muốn. Động cơ khí nén có thể tùy chỉnh dòng
khí nén để thay đổi công suất động cơ phù hợp với yêu cầu sử dụng. Nhờ đó tiết
kiệm được nhiều chi phí và tăng thêm tiện lợi khi sử dụng.
- Đặc biệt, khí nén đảm nhiệm tải trọng từ khi bắt
đầu cho tới khi động cơ dừng hoàn toàn nên sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tải
trọng của động cơ.
- Một ưu điểm nữa của động cơ khí nén là tính vệ
sinh. Bởi khí nén trước khi đưa vào sử dụng đã được đưa qua thiết bị lọc, lọc
sạch bụi bẩn, tạp chất nên khí đưa vào động cơ đã ở dạng khí nén sạch. Cho nên rất
thân thiện với môi trường và giúp nâng cao tuổi thọ động cơ.
Minh họa một số động cơ khí nén vane, piston
Kết luận:
Động cơ khí nén là loại động cơ có thiết kế nhỏ gọn,
giá thành rẻ và công suất động cơ thường lớn so với trọng lượng động cơ nhẹ. Vì
hoạt động bằng khí nén nên rất an toàn với cháy nổ, dễ sử dụng, bảo dưỡng, tuổi
thọ cao và tiết kiệm chi phí vận hành.
Cũng bởi thế mà động cơ khí nén thường được sử dụng trong
các sản phẩm máy khuấy hóa chất yêu cầu nhỏ gọn (dạng cầm tay, trong phòng thí
nghiệm), hoặc hoạt động ở môi trường dễ cháy nổ như khuấy sơn, vecni, trộn hỗn
hợp hóa chất đang trong phản ứng hóa học hoặc môi trường khí, lỏng dễ cháy nổ khác…
Một số sản phẩm máy khuấy hóa chất, máy khuấy sơn,
máy khuấy trộn chất lỏng nói chung sử dụng động cơ khí nén: Máy khuấy Prona, Tonson,
máy khuấy sơn Super Man của Đài Loan, Shinko của Nhật Bản…
Mọi băn
khoăn về động cơ máy khuấy hoặc máy khuấy, phụ kiện máy khuấy các loại, vui
lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất 24/7 – hotline 0964869292.