Động cơ điện – tính năng và ứng dụng | Động cơ máy khuấy
Cập nhật: 27/3/2015 | 3:38:46 PM
Động cơ điện là loại động cơ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Vậy vai trò, tác dụng của nó đối với máy khuấy là gì?
(Xem thêm bài về động cơ khí nén)
- Động cơ điện: Là máy điện dùng chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ. Động cơ điện gồm 2 phần chính là stator (phần tĩnh) và rotor (phần động).
Động cơ điện ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong các loại máy móc thiết bị, từ nhỏ như máy nghe CD, DVD hay lớn hơn trong các loại máy giặt, máy khuấy trộn, máy công nghiệp các loại...
- Dòng 1 pha, 3 pha: đặc tính và ứng dụng
Động cơ điện thường dùng dòng điện 1 pha (220V) và 3 pha (380V).
Loại động cơ điện một pha thường được sử dụng khuấy cho các loại máy khuấy có công suất động cơ vừa và nhỏ, ở dạng máy khuấy cầm tay (chủ yếu), gá thùng hoặc nâng hạ trục cố định, sử dụng nhiều trong dân dụng, phòng lab, phòng thí nghiệm, hay nhà bếp gia đình, khách sạn… Trong khi việc khuấy trộn công nghiệp thường cần công suất lớn, nên động cơ thường sử dụng là loại động cơ 3 pha, để tận dụng dòng điện 3 pha sẵn có trong các nhà máy, xí nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu tốc độ moment xoắn cao ngay khi vận hành.
- Lưu ý khi sử dụng dòng điện 1 pha, 3 pha
Động cơ 3 pha (theo thiết kế ban đầu) khi sử dụng dòng điện một pha thì công suất giảm đi một nửa.
Cách khắc phục: Đối với động cơ 3 pha khi dùng điện 1 pha thì thêm kích từ, còn động cơ 1 pha phải thêm cực cuộn dây bằng cách cuốn thêm dây khi dùng dòng điện 3 pha.
- Đại lượng thể hiện sức tải của động cơ:
2 đại lượng cơ bản biểu hiện sức tải của động cơ là moment xoắn (torque) và công suất động cơ:
Moment xoắn (torque): Đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ. Hay nói đơn giản, khi động cơ có moment xoắn càng cao thì thời gian thay đổi tốc độ càng ngắn.
Khi moment xoắn càng cao thì công suất động cơ càng giảm và ngược lại.
Công suất của động cơ: Cho thấy khả năng truyền tải thực của động cơ (tốc độ quay được truyền động ra trục cánh khuấy). Đây là đại lượng thể hiện tốc độ quay lớn nhất của động cơ.
Tốc độ quay (rpm): rpm là số vòng quay trên 1 phút, đặc trưng cho tốc độ quay của động cơ. Rpm phụ thuộc vào số cực của cuộn dây, nếu số cực càng nhiều thì tốc độ động cơ càng nhỏ theo công thức tính:
Bởi thế, nếu 1 động cơ điện có cùng tần số 50Hz, thì tốc độ quay của động cơ có thể là 6.000rpm (cực đại), 3.000 rpm, 2.000 rmp, hay 1.500rpm… tương ứng với số cực cuộn dây là 1, 2, 3 hay 4… cực.
- Điều chỉnh tốc độ động cơ:
- Tin Tức Nổi Bật